Giấy in ảnh chất lượng cao, tìm hiểu về các loại giấy in phổ biến nhất hiện nay

Giấy in ảnh chất lượng cao, tìm hiểu về các loại giấy in phổ biến nhất hiện nay, nên lựa chọn loại giấy nào phù hợp với máy in của mình

Ngày đăng: 22-06-2023

1,440 lượt xem

CHUẨN BỊ GIẤY CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ NÓI CHUNG MÁY IN ẢNH CÁC LOẠI

Không có một sản phẩm in tốt nếu như không có một sự chuẩn bị chu đáo và đồng bộ, sự chuẩn bị này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận trong một đơn vị sản xuất. Các nhà in có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ quá trình chuẩn bị này, nó giúp làm giảm thời gian sản xuất, giảm lượng hao phí do được sắp xếp vận hành hợp lý, sử dụng đúng vật liệu đáp ứng yêu cầu riêng biệt của từng kỹ thuật in

Đối với in Kỹ thuật số, đặc tính riêng biệt của mỗi kỹ thuật in phải được quan tâm sâu sắc, vì khả năng vận hành của thiết bị, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu in. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến việc sử dụng giấy cho ba kỹ thuật in rất phổ biến tại nước ta hiện nay, bao gồm in phun, in nhiệt và in tĩnh điện. Ngoài các đặc tính chung của giấy, mỗi loại giấy được sản xuất cho các kỹ thuật in khác nhau cũng có những đặc tính riêng biệt, cũng được đề cập đến trong bài viết này.

1.1 Một số vấn đề cần lưu ý khi bảo quản và sử dụng giấy VỚI CÁC LOẠI GIẤY IN ẢNH CHẤT LƯỢNG CAO

Giấy thường được các nhà sản xuất đóng gói trong thùng carton, số ram giấy trong mỗi thùng tùy thuộc vào kích thước giấy lớn hay nhỏ, thường thì mỗi thùng chứa khoảng 10 ram giấy cho khổ giấy có kích thước là 11 inch hay khổ A4. Khi cần vận chuyển số lượng giấy lớn, các thùng carton đựng giấy sẽ được xếp vào trong các pallet gỗ.

Nếu các thùng carton này không được bảo quản tốt (như bị rơi rớt, va đập), giấy đựng bên trong có thể bị hư hại mà các hư hại này có thể không thấy ngay được. Nếu ta dùng các thùng giấy này để in thì xác suất xảy ra kẹt giấy sẽ cao hơn.

Không nên đặt các thùng giấy trực tiếp trên sàn nhà, vì giấy sẽ dễ bị hút ẩm hơn. Nên đặt chúng trong các pallet, trên kệ hay trên tủ đựng có nhiều ngăn. Các thùng carton chứa giấy phải được xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn, nhằm tránh làm ngã đổ các chồng giấy, dẫn đến giấy bị cong góc. Không nên chồng các thùng carton lên nhau cao quá 5 thùng, với pallet thì không nên chồng cao quá 3 pallet.

Điều kiện bảo quản giấy về nhiệt độ và độ ẩm có tác động trực tiếp đến khả năng in của giấy. Nói chung, nên bảo quản giấy trong điều kiện sau

  • Bảo quản cả ram giấy/ thùng giấy còn nguyên giấy gói.
  • Nhiệt độ từ 680F-760F (200C-240C) với độ ẩm tương đối là 35%-55%.
  • Khi môi trường bảo quản có độ ẩm cao, cần gói các ram giấy trong giấy carton hay túi nhựa.
  • Khi chuyển giấy sang khu vực có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác, cần phải “khí hậu hóa giấy” trước khi dùng. Để biết thời gian khí hậu hóa giấy bao lâu là vừa đủ, chúng ta dựa vào bảng sau (thời gian tính bằng giờ)

Trong bảng trên, thể tích thùng giấy = dài x rộng x cao (tính bằng feet, 1 feet = 30.48 cm). Ví dụ, khi chênh lệch nhiệt độ giữa phòng in và kho bảo quản là 100F và thể tích thùng giấy là 96 feet khối (Ft3) thì cần khí hậu hóa giấy trước khi in là 15 giờ.

Chúng ta cần phải thực hiện “khí hậu hóa” giấy khi mang giấy từ kho đến xưởng in khi môi trường độ ẩm và nhiệt độ giữa hai nơi khác nhau vì tính chất nhả ẩm và hút ẩm của giấy khi tiếp xúc với điều kiện bên ngoài, như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên.

  • Không nên mở các ram giấy ra nếu chưa dùng đến, vì giấy gói có lớp lót chống ẩm để bảo vệ giấy bên trong. Nếu ta mở lớp giấy gói ra, ram giấy bên trong sẽ tiếp xúc trực tiếp với hơi ẩm từ môi trường bên ngoài, có thể làm cho giấy bị cong.
  • Khi ram giấy đã bóc lớp giấy gói mà chưa dùng đến trong một thời gian, như để qua đêm thì ta nên gói chúng lại.
  • Không nên bảo quản giấy trong khay chứa giấy của máy in. Nên cho vào máy một lượng giấy vừa đủ để in.

1.2 Những điều cần biết về khổ giấy chuẩn và cách phân loại giấy trên thế giới

1.2.1 Giấy thương mại/giấy văn phòng khác gì so với GIẤY IN ẢNH CHẤT LƯỢNG CAO

  • Giấy viết: có định lượng từ 60-80 gsm, đây là loại giấy viết có độ bền cao, thường được dùng làm giấy in tiêu đề, giấy văn phòng, giấy hợp đồng.
  • Giấy dùng cho in laser.
  • Giấy dùng phổ biến trong văn phòng (in, copy).
  • Giấy viết văn phòng.
  • Giấy dùng cho sổ sách: là loại giấy bền và có khả năng chống lại sự đổi màu. Và thường được làm từ giẻ và sợi cotton được khử xơ bông và thường được tạo thêm hoa văn, họa tiết trong lúc sản xuất.
  • Giấy in biểu mẫu.

1.2.2 Giấy in thương mại/giấy in xuất bản phẩm

Giấy trước hết được phân loại chủ yếu là cho việc in sách và xuất bản phẩm và các ứng dụng rộng rãi trong in thương mại. Bao gồm giấy có tráng phủ và giấy không tráng phủ với nhiều định lượng, màu sắc.

  • Giấy in không tráng phủ: Loại giấy mềm thường được chọn cho việc in các tạp chí xuất bản mỗi năm một lần, các tờ bướm và các tờ brochure đơn giản; không phù hợp cho việc in hình ảnh màu với độ phân giải cao hay các bài nét quá nhỏ.
  • Giấy tráng phủ: thường được sử dụng trong việc in tạp chí, lịch, poster và brochure. Vì vai trò quan trọng của nó trong việc tái tạo màu sắc nên nhiều công ty đã phát triển giấy tráng phủ cho in kỹ thuật số.

1.2.3 Các kiểu đóng gói giấyhầu hết cho giấy in thường và GIẤY IN ẢNH CHẤT LƯỢNG CAO

  • Ram: gồm 500 tờ.
  • Carton: 1 thùng gồm 5 ram.
  • 5 ram carton: có khối lượng khoảng 12.5kg. Thùng carton có thể chứa khoảng 2,000 tờ giấy còn tùy thuộc vào kích thước và định lượng.
  • Pallet: gồm các thùng carton chất lên nhau với độ cao khoảng 3 hay 4 thùng carton (còn tùy thuộc vào khối lượng) và được bọc plastic. Pallet có khối lượng khoảng 600 – 1000 kg.

1.2.4 Kích thước giấy theo tiêu chuẩn quốc tế ISO:

1.2.5 Loại B theo tiêu chuẩn Nhật:

1.2.6 Kích thước giấy theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ

1.3 Một số yếu tố quan trọng tác động đến việc chọn giấy in

Bảng khảo sát ý kiến người mua giấy khi chọn các tính chất cần quan tâm

Các loại giấy thường được dùng cho in kỹ thuật số là giấy tráng phủ bóng, giấy không tráng phủ premium, giấy không tráng phủ bóng, tráng phủ mờ, không tráng phủ không bóng, premium bond (coated gloss, premium uncoated, uncoated calendered, coated matte, uncoated uncalendered, and premium bond).

Theo khảo sát của viện Rochester, một số yếu tố chính tác động đến việc chọn giấy của người tiêu dùng

  • Chất lượng in.
  • Khả năng phục chế.
  • Tính chất bề mặt.
  • Giá tiền.
  • Có thể dùng cho các kỹ thuật in khác nhau.

Về mặt yêu cầu kỹ thuật, giấy phải đạt được ít nhất các điều kiện sau: Độ bám dính của mực lên giấy, sự ổn định về kích thước trong quá trình in, Độ hút ẩm phải thích hợp với kỹ thuật in. Các máy in kỹ thuật số hiện nay đều có thể in được nhiều loại sản phẩm trên nhiều loại giấy với bề mặt giấy, kích thước, định lượng khác nhau.

2. Chọn đúng loại giấy cho từng kỹ thuật in

2.1 Giấy cho kỹ thuật in phun (Inkjet) và GIẤY IN ẢNH CHẤT LƯỢNG CAO

Kỹ thuật in phun là kỹ thuật in dùng mực “ướt”, không dùng mực khô (mực bột) và nhiệt để sấy như in tĩnh điện và photocopy. Các loại giấy thông thường đều có thể dùng được cho cả hai kỹ thuật in này. Tuy nhiên, nếu dùng cho máy in phun, giấy có tráng phủ bề mặt sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Một số tiêu chí để đánh giá chất lượng hình ảnh: khả năng thấm hút của lớp mực qua lớp tráng phủ (nếu giấy thấm hút mực quá mạnh có thể xảy ra hiện tượng giấy bị cong và hình ảnh bị nhìn xuyên từ mặt sau), khả năng bền với nước của mực, mức độ sắc nét của hình ảnh, độ sáng của phần tử in và không in, mật độ quang học, độ trung thực của hình ảnh tại vùng sáng và vùng tối, và nhiều tiêu chí khách quan khác có thể đánh giá bằng mắt hay đo.

Tùy vào loại máy in và tính chất bài mẫu cần in, chúng ta có thể in trên 5 loại vật liệu, bao gồm vải, giấy nghệ thuật, giấy ảnh, giấy mờ và giấy đặc biệt.

Một số loại giấy dùng cho in phun trong thành phần cấu tạo có chứa sợi cotton (giấy in ảnh chuyên dụng). Sợi cotton được làm từ cây bông, chắc chắn hơn sợi gỗ khoảng 10 lần và không có acid hay lignin. Loại giấy này có độ bền cao, dai hơn các loại giấy thông thường khác, bên cạnh đó thời gian sử dụng sản phẩm cũng kéo dài hơn do nó không bị ngã vàng theo thời gian.

Với kỹ thuật in phun, dùng mực có độ nhớt cao, mực sẽ thấm hút vào bên trong giấy. Khả năng thấm hút mực của giấy phụ thuộc vào thể tích và sự phân bố của các mao quản, năng lượng bề mặt và độ gồ ghề trên bề mặt giấy, mặt khác, nó còn phụ thuộc vào một số tính chất của mực in như độ nhớt và sức căng bề mặt. Quá trình thấm hút mực phụ thuộc vào mối tương quan nhiệt động giữa giấy, mực, lực mao dẫn và áp lực bên ngoài khi in, như lực tác động của giọt mực lên giấy. Mực cần phải được thấm vào giấy nhanh chóng, để lớp mực in được khô và không bị lem. Tuy nhiên, khi giấy hút mực quá nhanh có thể làm cho mật độ (density) của hình ảnh thấp do các chất tạo màu trong mực có xu hướng thấm quá sâu vào bên trong cấu trúc giấy. Để mực vừa thấm nhanh vào giấy vừa giữ được đủ mật độ cho hình ảnh, bề mặt giấy phải xử lý hóa chất.

Cũng như các kỹ thuật in khác, kỹ thuật in phun vẫn có thể dùng được các loại giấy thông thường, có định lượng từ 80-105 gsm. Nhưng khi in hình ảnh đòi hỏi chất lượng cao cần phải dùng loại giấy chuyên dụng cho in ảnh gọi là giấy ảnh – photo paper.

Việc chọn loại giấy nào để in rất quan trọng, nó tác động đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm in. Bề mặt giấy phải có khả năng thấm hút mực nhưng không được làm lem mực. Để đạt được các yêu cầu đó, các loại giấy dùng cho máy in phun được tráng phủ bề mặt nhưng vẫn phải đạt các yêu cầu về độ phẳng, cấu trúc bề mặt và khả năng hút mực.

Các loại giấy ảnh chuyên dụng có cấu trúc phức tạp hơn, gồm có 4 lớp tráng phủ với 2 lớp trên mỗi mặt giấy. Cả hai mặt lớp đế giấy sẽ được phủ lớp polyetylen (PE) để tạo độ phẳng cho bề mặt giấy. Lớp tráng phủ PE này không có tính thấm hút, chỉ có tác dụng giữ lớp mực in trên lớp hút mực. Việc giữ lớp mực in gần bề mặt giấy sẽ giúp cho mực in có độ tập trung cao hơn khiến hình ảnh in ra đẹp hơn. Tuy nhiên điều này sẽ khiến thời gian khô mực lâu hơn.

Nhằm hỗ trợ lớp mực được khô nhanh hơn, một số nhà sản xuất giấy đã chế tạo loại giấy ảnh có lớp tráng phủ với cấu trúc dạng xốp (microporous), giúp mực hút vào giấy dễ dàng hơn, kể cả ở vùng tông nguyên

Hình 1: Cấu trúc của một số loại giấy dùng cho in phun (các lớp phủ theo mặt cắt ngang tờ giấy)

Loại giấy tráng phủ mờ (matte coated paper) dùng cho in phun có lớp tráng phủ gồm silica thấm hút cao (chiếm 60-80%) đóng vai trò làm lớp hút giữ mực, polyvinyl alcohol và các chất nhựa tổng hợp khác (chiếm 15-40%), các chất phụ gia đặc biệt để cải thiện mật độ in và khả năng nhận mực (chiếm 3-15%).

Loại giấy ảnh tráng phủ bóng (gloss coated paper) dùng cho in phun có hai lớp: lớp thứ nhất là lớp polyme có thể giãn nở như gelatin, polyvinyl alcohol và dẫn xuất cenlulose … Lớp này là lớp chính, có vai trò tạo độ sáng cao cho giấy ảnh. Nhược điểm của lớp tráng phủ này là nó chậm khô mực, bề mặt nhạy cảm với nước, độ ẩm cao và dấu vân tay. Lớp thứ hai là lớp trợ khô gồm một lượng nhỏ chất liên kết và chất phụ gia (8-20%) nên có thời gian khô nhanh hơn. Tuy nhiên, nhìn chung thì lớp thứ hai này có độ sáng thấp hơn lớp thứ nhất. Vì thế, người ta tráng phủ cả hai lớp này lên loại giấy ảnh bóng để chúng bổ sung ưu điểm cho nhau.

Có 3 loại giấy tráng phủ thong dụng dùng để in ảnh với kỹ thuật in phun là: swellable – loại láng, porous (hay microporous) – loại xốp, và cotton rag – loại giấy với sợi cotton. Ba loại giấy này có những tính chất khác biệt và được ứng dụng cho những mục đích khác nhau

Loại giấy láng (swellable), loại giấy này thường dùng để in với loại mực gốc thuốc nhuộm (dye-base ink), vì lớp tráng phủ (coating layer) sẽ giãn ra khi tiếp xúc với mực, cho phép mực thấm xuyên qua các lớp tráng phủ bên trên này. Cấu trúc của loại giấy này gồm 5 lớp như sau

Hình 2: Cấu trúc cắt lớp của loại giấy swellable dùng cho in phun

Lớp trên cùng là lớp phủ bảo vệ, nó sẽ giãn ra khi tiếp xúc với mực, ngăn không cho thuốc nhuộm có trong mực lan rộng ra và bảo vệ tờ in khỏi các chất bụi bẩn trong không khí.

Lớp kế tiếp bên dưới là lớp ổn định vị trí giọt mực.

Kế đến là lớp hỗ trợ thấm hút cho giấy.

Dày nhất là lớp đế giấy nằm giữa hai lớp polyetylen để ngăn không cho thuốc nhuộm thấm xuyên qua nó.

Lớp dưới cùng là lớp chống nhăn và tĩnh điện, có tác dụng giúp tờ in được phẳng và không bám bụi.

Loại giấy xốp (Porous), được xem như là loại giấy “khô ngay lập tức”-“instant dry paper”. Trong lớp tráng phủ bề mặt có những phân tử trơ siêu nhỏ. Những phân tử này tạo ra thành vô số lỗ trống nhỏ hình tổ ong (microporous) để mực thấm qua. Các lỗ nhỏ này ngăn không cho mực lan rộng ra trên tờ in và làm ta có cảm giác là tờ in đã khô khi sờ vào ngay khi vừa in xong.

Hình 3: Cấu trúc cắt lớp của loại giấy xốp (Porous) dùng cho in phun

Loại giấy Porous này có khả năng chống hơi nước và độ ẩm tốt hơn loại swellable. Tuy nhiên, vì không có lớp polyme bảo vệ, nên lớp mực sau khi in có thể bị tác động bởi bụi bẩn trong không khí và dễ bị trầy xước khi xử lý.

Loại giấy này phù hợp cho mực in gốc pigment (pigment-based ink), loại mực ít bị tác động bởi các tạp chất gây ô nhiễm trong không khí như loại mực dye-based ink. Loại mực gốc pigment này khi in trên giấy porous cũng có tính bền sáng và khả năng chống ozon tốt hơn loại mực từ gốc thuốc nhuộm.

Loại giấy cotton rag, được làm từ sợi cotton (lấy từ bột gỗ), thông thường được dùng để in các hình ảnh chất lượng cao (fine art) vì chúng cho chất lượng và tuổi thọ hình ảnh vượt trội so với các loại giấy khác. Bề mặt giấy có hai dạng phủ mờ và tạo vân (texture), thích hợp với loại mực gốc pigment (pigment-base ink). Loại giấy này thông thường không chứa acid và lignin. Một số nhà sản xuất đã thêm chất phụ gia alkaline vào để tăng độ bền của giấy trước các tạp chất có trong không khí.

Các loại giấy nêu trên có dày dày từ 0.127 mm – 0.3 mm tùy khổ giấy. Riêng loại giấy khổ A3 và A4 có đủ cả hai độ dày này. Giấy khổ lớn hơn (lên đến 508×1372 mm) có độ dày 0.3 mm.

Để in hình ảnh đạt chất lượng, giấy phải có định lượng tối thiểu là 170 gsm, thích hợp nhất là từ 190 gsm đến 250 gsm, một số loại giấy bóng có định lượng lên đến 300 gsm. Mỗi máy in có thể in được một số loại giấy có độ dày nhất định, cần phải xem thông số máy in để chọn loại giấy cho phù hợp.

Dưới đây là bảng thông số về độ dày và định lượng của một số loại GIẤY IN ẢNH CHẤT LƯỢNG CAO

Một số lưu ý: Các loại giấy mỏng và nhẹ không bảo đảm độ đục, tính chất này rất quan trọng khi chúng ta in sách ảnh hai mặt, vì hình ảnh được in trên mặt này của giấy phải không được nhìn thấy từ mặt kia. Độ đục của giấy còn giúp cho việc lồng ảnh vào khung và album tốt hơn do ảnh không bị tác động bởi màu nền của khung ảnh. Ngoài ra, mỗi loại giấy cũng có một ICC profile riêng, ta cần tải các profile này về từ trang web của nhà cung cấp. Việc sử dụng các ICC profile giúp ta kiểm soát được màu sắc trên tờ in và màn hình giống nhau, từ đó tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Vấn đề đặt ra là có nhiều loại giấy ảnh, làm thế nào chọn đúng giấy để in? Trước hết, chúng ta phải xem xét lại kiểu hình ảnh (hiệu ứng muốn có) sau khi in là gì?

  • Bạn muốn hình ảnh in ra trông thật huyền ảo? – Giấy nghệ thuật (Smooth Fine Art và Velvet Fine Art) hay giấy matte là tốt nhất. Giấy nghệ thuật nhìn chung được sản xuất từ 100% cotton và bột giấy đã được xử lý để không còn acid, lignin và không tăng cường độ sáng quang học.
  • Bạn muốn màu sắc in ra thật sống động thì giấy bóng hay Semigloss là lựa chọn tốt nhất.
  • Nếu muốn cất giữ những tấm hình trong album hay một tập lưu trữ lâu dài, cần lựa chọn loại giấy có định lượng tốt và bền.

Khi chọn giấy thì phải lưu ý là nó phải phù hợp với mực và máy in, không phải tất cả các loại giấy đều có thể in.

2.2 Giấy cho kỹ thuật in nhiệt (thermalgraphy)

Trong kỹ thuật in nhiệt, text hay hình đồ họa được tạo ra bởi đầu in nhiệt (thermal printer head) tác động trực tiếp lên trên giấy chuyên dụng – giấy nhiệt. Máy in nhiệt gồm có nhiều đầu in nhiệt nhỏ. Mỗi đầu in nhiệt được kiểm soát bằng điện từ và cung cấp lượng nhiệt thích hợp để giấy nhiệt đã được tráng phủ lớp màu tạo ra hình ảnh in theo yêu cầu, tạo ra barcode hay hình đồ họa theo mong muốn.

Hình 4: Các ứng dụng của kỹ thuật in nhiệt (thermalgraphy)

Công nghệ in nhiệt có ưu điểm: Hoạt động không ồn, tiết kiệm năng lượng, không cần dùng mực, dễ sử dụng, Không cần dung môi.

Cấu trúc của giấy in nhiệt

Giấy in nhiệt được sản xuất để dùng riêng cho công nghệ in nhiệt. Lớp tráng phủ đầu tiên quyết định độ phân giải của giấy, bảo vệ giấy không bị hỏng khi nhiệt được truyền từ đầu in truyền sang giấy và độ nhạy của lớp nhiệt trên giấy không bị hỏng.

Lớp nhạy nhiệt có các chất thành phần như các hạt tạo màu và các hạt hiện màu. Chức năng của lớp nhiệt là nó sẽ có phản ứng hóa học để tạo ra hình ảnh hay hình đồ họa tại các điểm mà nhiệt tác dụng lên.

Ngoài ra, giấy nhiệt còn có thêm lớp bảo vệ ở trên cùng và lớp đế. Cần có lớp bảo vệ ở trên cùng nhằm bảo vệ hình ảnh in khỏi các tác động cơ học, hóa học và môi trường. Lớp tráng phủ mặt lưng của giấy (lớp đế) dùng để bảo vệ giấy trong suốt quá trình in, quá trình ghép màng và một số quá trình khác.

Hình 5: Cấu trúc giấy nhiệt

Để đảm bảo chất lượng in tốt nhất cần phải đảm bảo các tính chất của giấy phải phù hợp với máy in và đúng theo yêu cầu của sản phẩm in. Độ nhạy của giấy là một trong những yếu tố quyết định để chọn đúng loại giấy.

Độ nhạy của giấy là một yếu tố quan trọng để chọn loại giấy phù hợp cho máy in. Một máy in có tốc độ in càng nhanh thì thời gian giấy được tiếp xúc với nhiệt càng ngắn. Do đó, đòi hỏi giấy phải có độ nhạy cao. Nếu sử dụng giấy nhiệt có độ nhạy thấp thì mật độ của hình ảnh in và độ bền tờ in không đạt yêu cầu do lượng nhiệt của đầu nhiệt không đủ tác dụng lên giấy, vì thế chất lượng in sẽ giảm.

Tính chất tĩnh điện của giấy xác định ngưỡng nhiệt độ xảy ra phản ứng màu trên giấy nhiệt. Tính chất này rất quan trọng khi giấy được sử dụng trong môi trường có nhiệt độ cao chẳng hạn như là in các vé đậu xe.

Vấn đề độ bền của giấy: nếu tuân thủ tốt các khuyến cáo của nhà sản xuất về bảo quản giấy, một số loại giấy nhiệt như giấy của công ty Koehler có thể bền đến 5-12 năm. Tuy nhiên, một số tác động của môi trường có thể ảnh hưởng đến độ bền của hình ảnh in. Chúng ta cần tránh để tờ in tiếp xúc với các hóa chất dạng lỏng hay đặc, dầu, chất nhựa hay các chất dễ cháy.

Các ứng dụng của giấy in nhiệt

In POS (Point of Sale – hóa đơn) và các sản phẩm in đặc biệt

Giấy in nhiệt được ứng dụng rất rộng rãi, chẳng hạn như là việc in hóa đơn ở các siêu thị, các cửa hàng tạp hóa hay trong các quán cafe. Nếu như trước kia người ta chủ yếu dùng máy in kim để in hóa đơn thì ngày nay máy in nhiệt đã được ứng dụng rộng rãi hơn.

Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà ta chọn GIẤY IN ẢNH CHẤT LƯỢNG CAO hoặc giấy có định lượng, độ dày, đường kính và độ dài của cuộn giấy cho thích hợp, in hai mặt hay một mặt. Chẳng hạn như việc in hóa đơn, biên nhận trong các máy ATM thì thường dùng giấy nhiệt loại F20 của hãng Koehler hay các loại giấy đặc biệt khác được sử dụng trong y tế. Ví dụ khác như là giấy nhiệt PG 5075 của hãng Mitsubishi cũng được sử dụng rất nhiều trong việc in các hóa đơn biên nhận.

Giấy dùng cho máy Fax

Ngoài việc dùng giấy nhiệt trong việc in hóa đơn biên nhận thì giấy nhiệt cũng được ứng dụng rất cho máy fax, hiện nay thì giấy nhiệt dùng cho máy fax được phát triển mạnh ở các nước Đông Âu và châu Á.

In nhãn

Dùng để in nhãn tự dính để dán lên các loại trái cây và rau quả nhằm thể hiện thông tin của chúng tại các siêu thị. Các ứng dụng khác của các loại nhãn in nhiệt được sử dụng

Các ứng dụng khác của các loại nhãn in nhiệt được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực chẳng hạn như lĩnh vực vận tải và phân phối hàng hóa. Nhãn hàng trước hết là để truyền đạt thông tin, barcode, và đặc biệt là in phải sắc nét rõ ràng.

In vé

Các loại giấy dùng để in vé thường có thêm chức năng bảo mật chẳng hạn như là các sợi phát quang chỉ thấy được dưới ánh đèn UV để tránh việc bị làm giả mạo. Ví dụ như giấy KT 100 P của hãng Koehler.

In quảng cáo

Giấy nhiệt được tráng phủ hai mặt thường được dùng để in các hóa đơn, biên nhận. Tuy nhiên mặt sau của tờ giấy ta cũng có thể dùng để in các mẫu quảng cáo nhỏ. Để in quảng cáo trên mặt trước thì ta chỉ có thể in trong một phạm vi giới hạn. Các tờ hóa đơn, biên nhận ngày càng được sử dụng như là một phương tiện quảng cáo.

Hình: Một số sản phẩm quảng cáo in trên giấy nhiệt

Các loại giấy của Mitsubishi

Một số loại giấy nhiệt của hãng Koehler

2.3 Giấy dung cho kỹ thuật in Electrophotography (tĩnh điện hay laser)

Với những tiến bộ mới của kỹ thuật in này hiện nay, đòi hỏi tính chất của giấy phải hoàn thiện hơn để thích hợp với phương pháp in này. Các máy in ngày nay có tốc độ cao hơn và chất lượng hình ảnh yêu cầu ngày một cao hơn: hình ảnh phải sắc nét, chữ phải có đường biên sắc cạnh, phần tử in phải không bị bất cứ lỗi nào như mực bám không đều chẳng hạn. Điều này đặt ra rất nhiều áp lực với các nhà sản xuất giấy vì họ buộc phải sản xuất giấy có tính chất tốt hơn với mức giá vừa phải. Ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng của kỹ thuật in này năm ở hai yếu tố: truyền mực sang giấy (ink tranfer) và làm nóng chảy mực (fusing).

Kỹ thuật in Electrophotography, dùng tia laser (nên thường có tên thương mại gắn liền với thuật ngữ Laser) để ghi hình ảnh lên ống trung gian hay băng truyền nhạy sáng (còn gọi là ống quang dẫn), các hình ảnh này khi được chiếu laser sẽ tạo ra điện tích ở phần tử in. Các hạt mực được tích điện trái dấu sẽ bám vào vùng cần in, mực được truyền sang trống ảnh nhờ lực hút tĩnh điện. Sau đó mực được truyền sang giấy cũng bằng lực hút tĩnh điện. Vì thế, các tính chất của giấy như tính tích điện, độ bền và độ đồng nhất trên bề mặt giấy là những tính chất rất quan trọng để mực có thể truyền sang giấy một cách đồng nhất, tránh hiện tượng mực bị lốm đốm do mực truyền không đều trên giấy có bề mặt không bằng phẳng. Việc truyền mực của kỹ thuật in này phụ thuộc rất lớn vào sự phân bố các thớ sợi và độ đục, độ dày của giấy. Mực thấm hút rất ít vào trong giấy mà chủ yếu, chúng nằm trên bề mặt giấy. Một số yếu tố khác như độ láng, độ đồng đều, hàm lượng độ ẩm trong giấy cũng có ảnh hưởng đến khả năng truyền mực.

Khi mực đã truyền sang giấy, bước tiếp theo là làm nóng chảy mực để lớp mực bám dính lên giấy dưới tác động của nhiệt độ và áp lực. Mức độ thấm hút của mực vào giấy phụ thuộc vào tính lưu biến của mực và tính chất của giấy. Khả năng thấm hút của giấy là thông số quan trọng tác động đến độ sắc nét của hình ảnh, nó phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và sự phân bố các thớ sợi có trong giấy. Một số tính chất khác có ảnh hưởng đến quá trình này gồm: tính chất dẫn nhiệt của giấy, độ ẩm, năng lượng bề mặt, độ nhám và độ dày giấy. Nhìn chung thì quá trình fusing (sấy) giảm hiệu quả khi độ nhám của giấy tăng.

Nói tóm lại, để đạt được chất lượng hình ảnh tốt với kỹ thuật in Electrophotography, giấy cần phải có tính ổn định về kích thước và độ phẳng; thành phần các chất phụ gia và chất độn trong giấy, tính chất dẫn điện của giấy, độ ẩm trong giấy phải được kiểm soát chặt chẽ.

Khả năng tích điện của giấy là tính chất rất quan trọng để giấy có thể nhận mực đồng đều trong kỹ thuật in Electrophotography. Tính chất tích điện của giấy chịu tác động bởi nhiều yếu tố phức tạp: tính chất riêng của mỗi loại giấy, nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường. Với các máy in hiện đại ngày nay, tác động của môi trường xung quanh đến chất lượng in không còn rõ rệt như trước, vì trong các máy này có bộ phận ổn định nhiệt độ và độ ẩm khi in. Nhìn chung, nếu giấy có độ tích điện thấp thì khả năng truyền và nhận mực khi in cũng thấp. Ngược lại, nếu độ tích điện của giấy quá cao, có thể dẫn đến hiện tượng giấy bị lực hút tĩnh điện làm các tờ giấy dính vào nhau, gây kẹt giấy.

Hiện tượng giấy có độ dẫn điện khác nhau giữa các vùng trên bề mặt giấy là không thể tránh được. Điều này có thể chấp nhận được nếu khoảng sai lệch đó nằm trong dung sai cho phép. Độ nhiễu hạt của hình ảnh in (do độ tích điện của giấy không đều) và mật độ quang học của hình ảnh in (phụ thuộc vào hiệu quả truyền mực) là hai thông số thể hiện rất rõ chất lượng của in Electrophotography. Để chất lượng in đạt yêu cầu, giấy phải có khả năng tích điện vừa phải, có thể giữ lại mức điện áp này trong một khoảng thời gian cần thiết cho quá trình truyền mực diễn ra.

3. Các thách thức và thuận lợi

Thách thức mới trong việc phát triển in kỹ thuật số đòi hỏi chúng ta cần phải có sự hiểu biết về công nghệ, những cạnh tranh gay gắt đang diễn ra, phải thích ứng được với các vật liệu hiện có trên thị trường, quản lý chất lượng in, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, khả năng tích hợp với hệ thống thành phẩm hiện có và quản lý chi phí. Với sự phát triển mạnh mẽ của các máy in kỹ thuật số, chi phí đầu tư một máy in kỹ thuật số có thể đắt hơn so với máy in truyền thống. Đây là áp lực lớn nhất của in kỹ thuật số, các chi phí này bao gồm chi phí cho mực, giấy, bảo dưỡng trang thiết bị, khấu hao máy móc.

Để quản lý chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm in, các nhà in cần phải thực hiện sản xuất “just in time – sản xuất ngay lập tức” nhằm giảm lượng phế phẩm và chi phí vận chuyển. Điều này thích hợp với in theo nhu cầu – print on demand với các sản phẩm có số lượng ít, dữ liệu thay đổi. Những ưu điểm này của in kỹ thuật số đang trở thành một xu thế thúc đẩy in kỹ thuật số tiếp tục phát triển.

Bên cạnh đó, các máy in kỹ thuật số hiện nay, chất lượng in có thể đạt được ngang hàng với in Offset, mở ra kỷ nguyên phát triển mới cho in kỹ thuật số. Chính sự phát triển này đã thúc đẩy nhiều cơ hội phát triển các vật liệu in mới, tạo ra nhiều dòng sản phẩm giấy hơn để có thể dùng cho in Offset và in kỹ thuật số. Sự phát triển mạnh mẽ về mặt chất lượng của in kỹ thuật số cũng đặt ra nhiều áp lực cho các nhà sản xuất giấy nói riêng và vật liệu in nói chung, nhằm giảm thiểu các sự cố và sai sót do vật liệu khi in, giảm thiểu hiện tượng mực không dính hay dính nhưng không đều trên giấy, tính chất tích điện của giấy không phù hợp làm tờ in bị lốm đốm mực khi in với máy in kỹ thuật số. Đặc tính in là thách thức rất lớn đặt ra cho giấy in kỹ thuật số, vì các máy in kỹ thuật số ngày nay có tốc độ in rất cao (có thể in đến 110 trang/phút). Các sản phẩm in như sách bỏ túi, các ấn phẩm in với quy trình khép kín từ đầu vào đến đầu ra, các sản phẩm in hai mặt, thực hiện thành phẩm in-line đặt ra yêu cầu cho giấy là phải có đặc tính in ổn định.

Các ưu điểm của in kỹ thuật số

  • In số lượng nhỏ (short-run): đây chính là chiếc chìa khóa thành công của in kỹ thuật số. Các sản phẩm in có thể được hiệu chỉnh, in ngay sau khi có yêu cầu; vì kỹ thuật in này không cần nhiều thời gian chuẩn bị và không phát sinh nhiều phế phẩm như các kỹ thuật in truyền thống. Do đó, nó rất thích hợp để in các ấn phẩm số lượng nhỏ.
  • In theo nhu cầu (Print on Demand): với thời gian xoay vòng ngắn, có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng, in kỹ thuật số là kỹ thuật phù hợp với Print on Demand. Dữ liệu cung cấp trực tiếp dạng số, thời gian chuẩn bị ngắn. Sản phẩm sau khi in ra có thể tiếp tục thực hiện gia công thành phẩm theo yêu cầu khách hàng chỉ trong một lần qua máy in.
  • In với dữ liệu thay đổi (VDP- Variable data printing): in kỹ thuật số cho phép các thành phần in (chữ, hình ảnh, đồ họa) đồng thời và có thể thay đổi được sau mỗi chu kỳ. Ưu điểm này của in kỹ thuật số được giới thiệu vào thập niên 90, đến nay ưu điểm này được phát huy tốt hơn nhờ sự phát triển của công nghệ máy tính.
  • Phi tập trung hóa, dữ liệu lưu dưới dạng số nên có thể in ở nhiều nơi khác nhau cùng lúc mà không phải mất nhiều thời gian vận chuyển như trước kia, với các kỹ thuật in truyền thống, nhờ vào sự phát triển của phương tiện thông tin (Internet) mà nhà in, khách hàng có thể trao đổi thông tin với nhau mà không cần gặp mặt.
  • Lưu đồ làm việc, cũng như các kỹ thuật in khác, in kỹ thuật số đang áp dụng lưu trình làm việc JDF và CIP4 giúp thống nhất thông tin từ khâu đầu vào đến đầu ra, điều này tạo điều kiện cho việc in và thành phẩm in-line thực hiện dễ dàng hơn.

Giấy dùng cho in kỹ thuật số ngày càng có nhiều chủng loại hơn với nhiều tính chất khác nhau. Tùy theo mục đích của chúng ta là in sản phẩm gì, độ bền trong bao lâu, chất lượng in như thế nào mà ta chọn đúng loại giấy tương ứng. Và quan trọng nhất là chúng ta dùng kỹ thuật in nào? Như đã trình bày ở trên mỗi một kỹ thuật in có đặc tính và yêu cầu khác nhau, chất lượng chỉ đạt được khi ta đáp ứng được những yêu cầu của máy in. Một số tính chất quan trọng cần lưu tâm khi chọn giấy cho máy in kỹ thuật số:

  • Đặc tính in và chất lượng in của giấy
  • Sắc thái của giấy
  • Tính chất bề mặt
  • Giá cả
  • Khả năng thích ứng với nhiều kỹ thuật in khác nhau
  • Khả năng bám dính/thấm hút mực
  • Độ ổn định về kích thước, cấu trúc, độ ẩm

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các tiến bộ trong in kỹ thuật số, giấy in cũng được cải tiến nhiều hơn về chủng loại, kích thước, dạng gia công bề mặt và định lượng. Một điều chắc chắn, các loại giấy ngày càng tốt hơn và đặc tính sử dụng cũng cao hơn, hiểu biết về các đặc tính của giấy sẽ giúp cải thiện chất lượng và đáp ứng được các thách thức đối với in kỹ thuật số trong hiện tại và tương lai.

Nguồn: https://prima.vn

THÔNG TIN NHÀ PHÂN PHỐI: CÔNG TY TNHH TMDV THIẾT BỊ VĂN PHÒNG LÊ GIA

LÊ GIA, là một trong những công ty hàng đầu chuyên nhập khẩu phân phối máy in màu khổ lớn tại HCM cung cấp vật tư linh kiện,GIẤY IN ẢNH CHẤT LƯỢNG CAO dịch vụ sửa chữa bảo trì máy in in màu khổ rộng của các Công Ty nổi tiếng thế giới.

Công ty được thành lập năm 2006 với tiêu chí cung cấp sỉ lẻ tất cả các thiết bị, vật tư, linh kiện, in ấn sao chụp cho các dòng máy in trắng đen, máy màu khổ lớn trên khắp mọi miền
Trụ sở chính 190 Trần Hưng Đạo, P. NCT, Q1, TP.HCM

 

Hotline: 0983.0000.24 (Quí)         Tel: 028-22415556      Email: inlegia@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha